Bảo hộ tên thương mại tại Việt Nam

Với cơ sở và nội dung quyền được bảo hộ đối với tên thương mại, các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để ngăn chặn các chủ thể khác sử dụng tên thương mại của mình. Bởi việc xử lý các hành vi vi phạm tên thương mại là có thời hiệu.

Có nghĩa là nếu doanh nghiệp không sớm phát hiện hành vi vi phạm, khi hết thời hiệu xử lý hành vi vi phạm thì doanh nghiệp sẽ rất khó ngăn chặn đơn vị vi phạm tiếp tục sử dụng, từ đó sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sở hữu hợp pháp tên thương mại.

bao-ho-ten-thuong-mai

Điều kiện bảo hộ tên thương mại:

Để tên thương mại được bảo hộ theo pháp luật về Sở hữu trí tuệ, nhìn chung, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Ngoài ra, tên thương mại còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác, đó là:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Cũng do tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, những đối tượng này cần phải đăng ký mới được bảo hộ.

—————————————————————————–

Mọi yêu cầu tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ với MasterBrand.

Người liên hệ: Nguyễn Khắc Khang

Tel: 09 07 72 98 99

E-mail: ceo.masterbrand@gmail.com