Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ gồm những biện pháp sau:
a. Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
—————————————————————————–
Mọi yêu cầu tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ với MasterBrand.
Người liên hệ: Đỗ Văn Uân
Tel: 0902 26 26 27 – 097 789 22 23
E-mail: ceo.masterbrand@gmail.com
- Giám định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
- Xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hình sự
- Xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính
- Xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự
- Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu liên quan đến Sở hữu trí tuệ
- Làm gì khi tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu đã đăng ký?
- Một số lưu ý khi làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ
- Khiếu nại quyền sở hữu trí tuệ
- Phản đối đơn đăng ký sở hữu trí tuệ